Thi công nhà xưởng #1 Đà Nẵng

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp, có diện tích và quy mô lớn hơn nhiều so với nhà ở, văn phòng hay cửa hàng thông thường. Mỗi nhà xưởng là nơi tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu,… phục vụ cho một quy trình sản xuất, chế biến nhất định. Bên cạnh đó, nhà xưởng còn là nơi chứa đựng, bảo quản hàng hóa trong khi chờ vận chuyển đến bộ phận, khu công nghiệp khác hay phân phối ra thị trường.

Cơ khí Civ Đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng tại Đà Nẵng.

Hiện nay, việc thi công nhà xưởng khung thép tiền chế được áp dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng công nghiệp, thương mại… cùng với những ưu điểm nổi bật, điển hình là khả năng chịu lực cao, có quy mô lớn, quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm tối đa chi phí. Thiết kế thi công nhà xưởng Đà Nẵng 0967 94 0003

Báo giá: thiết kế thi công nhà xưởng Da Nang

Để làm nên một nhà xưởng khung thép tiền chế chất lượng, phải được cấu tạo từ yếu tố sau:

 

Móng

  • Tương tự như các kiểu nhà truyền thống, nhà xưởng khung thép tiền chế cũng sử dụng hệ thống móng bê tông cốt thép.
  • Tùy theo địa hình và tải trọng dự kiến của công trình, chủ đầu tư có thể chọn các loại móng đơn, móng băng, hoặc móng bè.

Bulông móng

  • Bulông móng được đặt vào hệ thống móng trước khi đổ bê tông để liên kết hệ móng bê tông cốt thép và cốt thép hình.
  • Quá trình lắp đặt bulông móng phải chính xác tuyệt đối vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc lắp đặt các cấu kiện cột, dầm.

Cột

  • Hệ thống cột được cấu tạo từ thép và thường sử dụng các cột có hình chữ H.

Dầm

  • Sử dụng loại dầm chữ I.

Vi kèo

  • Ở kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế, vi kèo được thiết kế vượt nhịp với khẩu độ lớn.
  • Vi kèo được cấu tạo bằng dầm thép, liên kết với nhau bằng các bulông cường độ cao.

Xà gồ

  • Thường sử dụng các mẫu xà gồ chữ C, Z, và xà gồ chữ U. Trong đó, chiều cao và chiều dày xà gồ phụ thuộc vào cột.

Mái tôn

  • Mái tôn được sử dụng rộng rãi trong việc thi công nhà xưởng khung thép tiền chế. Để đảm bảo khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, mái tôn sẽ được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt hoặc lớp bông thủy tinh.

Tấm lợp lấy sáng

  • Sử dụng tấm lợp lấy sáng để lấy ánh sáng vào ban ngày giúp tiết kiệm điện chiếu sáng trong quá trình sản xuất.

Cửa trời

  • Có nhiệm vụ thông gió và lấy sáng cho nhà xưởng.
  • Tường xây bao xung quanh
  • Có nhiệm vụ che chắn.
  • Giằng đầu hồi, giằng mái, giằng xà gồ
  • Hệ thống giằng được sử dụng để tăng khả năng liên kết, đồng thời đảm bảo độ ổn định của kết cấu khung trong quá trình lắp đặt và sử dụng nhà xưởng khung thép tiền chế.

Máng thu nước

  • Được đặt tại 2 bên mái dốc để đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống.

Ống thoát nước

  • Ống thoát nước hay còn gọi là ống xối, với nhiệm vụ giúp thoát nước từ máng và đưa xuống cống thoát nước.

Cột thu lôi

  • Có chức năng thu sét đưa xuống đất qua hệ thống tiếp địa.
  • Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, hiện nay việc ứng dụng các kết cấu thép vào quá trình thi công nhà xưởng khung thép tiền chế đang ngày càng phổ biến rộng rãi.

  • Để giúp doanh nghiệp an tâm trong quá trình hoạt động sản xuất cũng như nắm vững các bước xây dựng nhà xưởng, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:

Bước 1:

Giai đoạn thiết kế nhà xưởng khung thép tiền chế

  • Giới thiệu cụ thể từng chi tiết về địa điểm, phương án thi công thiết kế, mặt bằng công trình hoặc phương án xây dựng theo tuyến như: vị trí, quy mô xây dựng.
  • Thiết lập phương án về dây chuyền công nghệ khi có yêu về việc thi công thiết kế nhà xưởng.
  • Thiết lập phương án kiến trúc đối với các công trình được yêu cầu kiến trúc như văn phòng, bảo vệ nhà xưởng.
  • Thiết lập phương án về kết cấu chính, hệ thống và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với công trình thi công nhà xưởng.
  • Thiết lập phương án tối ưu về quy định môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định.

 Bước 2:

Thiết kế về hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng khung thép tiền chế

  • Thiết kế bản vẽ mô tả về mặt bằng công trình cần được thi công hoặc bản vẽ về phương án tuyến công trình được xây dựng theo tuyến.
  • Thiết kế bản vẽ công nghệ dây chuyền đối với những công trình có yêu cầu.
  • Thiết kế bản vẽ kiến trúc đối với công trình yêu cầu về kiến trúc.
  • Thiết kế bản vẽ có phương án kết cấu chính về hệ thống và hạ tầng kỹ thuật là chủ yếu của công trình, cũng như kết nối với hạ tầng kỹ thuật của từng khu vực.

 Bước 3:

Nội dung thiết kế bản vẽ thi công nhà xưởng khung thép tiền chế

  • Nội dung thiết kế bao gồm bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan đến dự toán công trình.

  • Phải đảm bảo đầy đủ các thông tin về kỹ thuật, vật liệu xây dựng được sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra. Nội dung thiết kế bản vẽ phải đầy đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình nhà xưởng.